0

Giỏ hàng

0
Subtotal:
No products in the cart.

Lạc có công dụng gì? – những vị thuốc Việt Nam phần 2

Lạc hay còn gọi là đậu phộng ở Việt Nam là món ăn phổ biến, dễ chế biến. Tuy nhiên các bạn đã hiểu hết cách sử dụng chưa? Hãy cùng tìm hiểu lạc có công dụng gì và cách sử dụng hiệu quả nhất.

  1. Nguồn gốc và quá trình sinh trưởng của hạt lạc (đậu phộng):

Củ lạc còn có tên quả trường sinh, đậu phộng, thuộc họ Đậu. Lạc là loài cây thân thảo, thân phân nhánh từ gốc. Cụm hoa chùm ở nách, gồm 2-4 hoa nhỏ, màu vàng. Hạt lạc có hình trứng, có rảnh dọc.

Lạc ra hoa vào  tháng 5,6.

hình ảnh củ lạc

  1. Dinh dưỡng trong hạt lạc:

Để hiểu rõ được lạc có công dụng gì, chúng ta cùng xem thành phần trong hạt.

Hạt chứa 3-5% nước, chất đạm 20-30% còn được gọi là quả “thịt thực vật”, chất béo 40-50%, chất bột 20%.

Trong thành phần chất đạm có một globulin là arachin và 1 albunmin là conarachin, cả 2 chất này đều không tan trong nước.

Thành phần chủ yếu trong nhân lạc là dầu lạc.

Xem thêm: Hồng sâm 6 năm tuổi có công dụng gì?

  1. Lạc có công dụng gì?

lạc có công dụng gì
Theo Đông y, nhân lạc có tính bình, vị ngọt béo. Từng bộ phận riêng của hạt lạc có công dụng riêng biệt như:

  • Vỏ lụa của nhân lạc chữa xuất huyết ở bệnh sốt xuất huyết. Vỏ lụa cầm máu nhanh hơn nhân lạc 50 lần.
  • Vỏ cứng ngoài đem nấu lấy nước có tác dụng hạ huyết áp, làm giãn mạch giúp lưu thông máu tốt hơn.
  • Nhân lạc có vị ngọt bùi béo. Nhân lạc có công dụng bỏ tỳ, dưỡng vị, nhuận phế, lợi tràng. Trong hạt lạc có chất giúp cầm máu.
  • Lạc giúp bồi bổ cơ thể rất tốt do thành phần protein và chất béo cao. Giúp chữa bệnh suy nhược cơ thể, lao lực.
  • Lạc phối hợp với quế, gừng làm dịu các cơn đau bụng kinh
  • Thân và lá dùng chữa bệnh trướng khí ruột kết
  1. Một số bài thuốc sử dụng lạc có công dụng trị bệnh:

  • Ho sốt đờm: dùng 20g lạc giã dập, sắc uống thì lợi đờm, bớt ho.

Lâu nay luôn có quan điểm rằng ho có đờm không nên ăn lạc vì có đàm ăn chất béo là không tốt. Thật ra là không nên ăn quá nhiều, gây khó tiêu gây ho (quan hệ biểu lý phế đại tràng)

  • Đại tiện táo kết: uống 1 chén dầu lạc thì nhuận tràng.

công dụng của dầu lạc

  • Thiếu máu do huyết hư, ứ: hạt lạc cả vỏ lụa 12-18g chia làm 2, nấu ăn trong ngày. Ăn thường xuyên sẽ có hiệu quả rõ rệt.
  • Bổ khí dưỡng huyết: canh gân bò, lạc. Gân chân bò 100g, lạc cả vỏ lụa 150g. Hầm cho nhừ nhuyễn lạc là ăn được. Ăn thường xuyên sẽ thấy da dẻ hồng hào thấy rõ.
  • Bổ huyết, sinh huyết: xương ống lợn/ đuôi lợn 500g, lạc cả vỏ lụa 100g. Hầm nhừ lạc là ăn được, uống cả nước hầm. Ngày 1 lần. Dùng liên tục 1 tuần. Thường xuyên dùng rất tốt.

bài thuốc từ lạc

  • Chảy máu cam: lạc nhân cả vỏ lụa 250g sắc nước uống dần trong ngày.
  • Đau họng mạn tính: dùng 100g lạc cả vỏ lụa nấu chín. Ngày ăn 1 lần. Có thể phối hợp với giá đậu xanh.
  • Ho khan, lâu ngày, khản tiếng: 30g lạc cả vỏ lụa sắc lên rồi cho 30g mật ong vào. Ăn trong ngày.
  • Đau dạ dày, tá tràng: lạc 30g, ngâm nước 30p sau đó giã nát. Rồi cho 100ml mật ong vào trộn đều. Uống buổi tối trước khi ngủ. Mỗi lần 50ml pha nước uống. Bảo quản trong tủ lạnh.

Kiêng kỵ:

Người tiêu chảy, trạng thái hàn, có chứng không tiêu, người cắt túi mật, người có mụn nhọt. Ky ăn lạc với dưa chuột và cua.

Tham khảo sách: hướng dẫn sử dụng cây thuốc và vị thuốc Việt Nam – Tác giả: Nguyễn Đình Hùng

Xem thêm: Công dụng của cà tím

070.3838.146

Xem sản phẩm
 Nhắn tin
 070.3838.146