Hạt ý dĩ từ lâu đã được sử dụng trong bữa ăn hằng ngày, tuy nhiên hạt ý dĩ còn được ứng dụng nhiều trong học. Hãy cùng tìm hiểu trong bài dưới đây.
1. Hạt ý dĩ, phân bố và đặc điểm:
Tên khác: Giải lễ, mễ châu, dĩ thực, dĩ mễ, ý châu tử, yến mễ nhân, ngọc mễ.
Đặc điểm của cây ý dĩ: Đây là cây thân thảo sống quanh năm có chiều cao trung bình từ 1 đến 1,5m. Phần thân có vạch sọc, nhẫn bóng. Lá có dạng dài hẹp như lá mía dài khoảng 10 đến 40cm. Phần quả được bao bọc bởi bẹ.
Phân bố: Ý dĩ thường mọc nhiều ở các tỉnh Thanh Hóa, Lai Châu, Nghệ An, Hà Tĩnh…
Bộ phận dùng: Chủ yếu phần hạt, những cây có hạt lớn, màu trắng thì càng có ý nghĩa đối với việc làm thuốc. Phần rễ cũng có thể được tận dụng trong một số bài thuốc.
Thu hái – sơ chế: Ý dĩ thường được thu hoạch trong khoảng thời gian từ tháng 8 đến tháng 10. Khi thu hoạch thường cắt cả cây rồi sau đó đem đi đập cho rụng hạt. Thông thường hạt sẽ được bỏ phần vỏ cứng bên ngoài, chỉ dùng phần nhân ở bên trong.
Bào chế thuốc: hạt ý dĩ thường dùng sống hoặc đem sao vàng.
2. Công dụng của hạt ý dĩ:
Công dụng và liều dùng: Do lượng protit, chất béo và chất tinh bột cho nên ý dĩ là một chất thuốc bồi bổ cơ thể. Nhưng trong Đông y thường coi ý dĩ là một vị thuốc nếu dùng sống “lợi thấp nhiệt”, dùng chín chữa tả lỵ, lợi tiểu tiện, tiêu thủy thũng, chữa được gần co quắp không co duỗi được, phong thấp lâu ngày không khỏi.
Thành phần hóa học: Thành phần của ý dĩ thường có chứa nhiều lipid, protit, cacbohydrat, các loại axit amin lysin, leucin, arginin; ngoài ra còn có chứa các thành phần khác như: sitosterol, coixol, coixenolid, dimethyl glucozit…
Quy kinh: Kinh phế, tỳ, vị, can.
3. MỘT SỐ BÀI THUỐC TỪ HẠT Ý DĨ:
BÀI 1: Trị thấp uất kinh mạch, thân thể nóng, đau nhức, ra nhiều mồ hôi, tiểu tiện không lợi: Nhân ý dĩ 20g, hoạt thạch 16g, thông thảo 8g, lá tre 12g, phục linh 12g, liên kiểu 12g, bạch đậu khấu 16g.
BÀI 2: Điều trị tàn nhang, dưỡng da
Trộn 1 thìa bột ý dĩ với 2 thìa mật ong
Đắp hỗn hợp lên da khoảng 15 phút rồi rửa mặt lại thật sạch.
Áp dụng 2-3 lần mỗi tuần sẽ thấy da có cải thiện trong thời gian ngắn
BÀI 3: Giúp giảm béo
Chuẩn bị: 10g hạt ý dĩ, 10g lá sen khô và 10g táo mèo
Dùng nguyên liệu nấu với 1 lít nước trong khoảng 15 phút cho các tinh chất tan ra trong nước và uống hết trong ngày.
Dùng liên tục trong 1 tháng sẽ thấy tác dụng
BÀI 4: Trị phong thấp, đau khắp thân thể, buổi chiều càng đau dữ dội: Ma hoàng 12g, hạnh nhân 12g, ý dĩ nhân 20g, cam thảo 8g. Sắc uống.
BÀI 5: Điều trị vàng da
Dùng 40g rễ ý dĩ sắc nước uống hằng ngày
BÀI 6: Dùng cho bệnh nhân viêm khớp dạng thấp di chuyển nhiều khớp (hành tý): Độc hoạt 12g, ý dĩ 30g, đậu đen 50g. Sắc uống, chia 2 lần trong ngày.
BÀI 7: Người mắc bệnh phổi có thể dùng hạt ý dĩ làm món ăn trị liệu khá tốt cho sức khỏe. Khi ăn các nhánh khí quản sẽ dẫn nở giúp hô hấp tốt hơn và đẩy dịch đờm ra khỏi cơ thể.
Thêm vào đó hạt ý dĩ có công dụng như thuốc lợi tiểu. Ngoài trị họ ăn thần còn có thể thanh nhiệt cho cơ thể.
Lưu ý: không ăn quá nhiều, sẽ gây ngộ độc. Thận trọng khi dùng cho phụ nữ có thai.
Tham khảo: Y học phổ thông cho mọi người chuyên đề Thuốc nam và bệnh xương khớp của Nhà xuất bản thanh niên.
Nấm linh chi vàng Hàn Quốc 1kg dùng để dưỡng nhan, điều hòa huyết áp,… Mua tại đây
Liên hệ Fanpage Nhân sâm Hàn Quốc Daily: https://www.facebook.com/nhansamdaily/