0

Giỏ hàng

0
Subtotal:
No products in the cart.

4+Triệu chứng ngộ độc sắn cao sản

Sắn (miền Nam gọi là khoai mì) là sản phẩm nông sản phổ biến ở Việt Nam được dùng trong chế biến công nghiệp, thức ăn gia súc và lương thực thực phẩm. Tuy nhiên củ, lá sắn có chứa một lượng acid cyanhydric (HCN) đáng kể có thể gây ngộ độc sắn. Các biện pháp sơ chế, chế biến như xay nghiền, lọc bột, ngâm, luộc kỹ, ủ chua có thể loại bỏ phần lớn HCN trong sắn. Acid cyanhydric không bị phá hủy bởi nhiệt độ sôi.

1. HCN – Chất độc chết người có trong sắn.

Hàm lượng HCN trong sắn rất khác nhau phụ thuộc vào giống sắn đắng, sắn cao sản chứa HCN cao hơn sắn ngọt, loại củ sắn này thường dùng để sản xuất bột ngọt hoặc làm thức ăn cho gia súc, chứa nhiều độc tố, vị đắng, người ăn rất dễ bị ngộ độc sắn. HCN là loại axit dễ bay hơi và tan trong nước. Nhờ đặc điểm hoá học này của HCN nên việc thải chất độc trong sắn trở nên đơn giản hơn.
ngộ độc sắn
Khi hàm lượng HCN cao trong thức ăn chế biến từ sắn vào cơ thể người sẽ gây ngộ độc thực phẩm. Liều gây độc cho một người lớn là 20mg HCN, liều gây chết người là 50mg HCN cho mỗi 50kg thể trọng. Các nguy cơ gây ra ngộ độc thực phẩm do HCN trong sắn là do sử dụng sắn đắng, sắn cao sản (sắn công nghiệp) có chứa hàm lượng HCN cao; sơ chế và chế biến không bảo đảm an toàn (chưa bóc hết vỏ sắn trước khi luộc, chưa rửa và ngâm sạch và luộc sắn chưa kỹ…).
ngộ độc khoai mì

2. Các triệu chứng ngộ độc sắn.

Các biểu hiện chính khi ngộ độc sắn (cyanhydric) cấp tính ở người là hội chứng nhiễm độc thần kinh. Bệnh nhân xuất hiện triệu chứng ngộ độc nhanh chóng sau khi ăn sắn và các sản phẩm chế biến từ cây sắn (lá sắn muối chua…) với các biểu hiện lâm sàng như:
  • Buồn nôn, nôn mửa, đau bụng và tiêu chảy.
  • Ù tai, chóng mặt, nhức đầu, mệt mỏi chân tay, đi không vững, có thể biểu hiện nặng hơn là co giật, hôn mê.
  • Khó thở, suy hô hấp cấp, biểu hiện xanh tím, giảm huyết áp, tăng nhịp tim…
  • Nếu bệnh nhân không được cấp cứu, điều trị kịp thời có thể dẫn đến tử vong.
ngộ độc sắn
Mức độ nguy hiểm khi ngộ độc sắn (cyanhydric) trong sắn cao sản cao gấp nhiều lần sắn thường. Biểu hiện ngộ độc sắn thường xuất hiện vài giờ sau ăn loại lương thực này.

3. Các biện pháp phòng tránh ngộ độc sắn.

  • Củ sắn sau khi đào về cần chế biến ngay không để lâu, nếu không chế biến được ngay có thể đem vùi xuống đất, cát.
  • Khi ăn, nếu thấy có vị đắng thì không ăn. Có thể ăn sắn luộc với các loại đường, mật để trung hòa axit độc trong sắn.
  • Bóc bỏ vỏ sắn cả lớp vỏ lụa lần vỏ cứng rồi ngâm vào nước, ngâm càng lâu càng tốt. Khi luộc sắn nên mở nắp nhiều lần để chất độc bay hơi bớt.

ngộ độc sắn

  • Với trẻ nhỏ hạn chế cho ăn sắn nhất là ăn sắn lúc đói, ăn vào buổi tối vì lúc này khó phát hiện ra dấu hiệu ngộ độc sắn.
  • Khi ăn sắn, không nên ăn các loại sắn cao sản, sắn đắng những loại sắn cây thấp, cuống lá màu đỏ, nhiều đốt vì loại sắn này chứa hàm lượng HCN rất lớn. Để đề phòng, nên chọn trồng loại sắn ít độc, không trồng sắn gần cây xoan…

4. Địa chỉ kinh doanh Hồng Sâm Hàn Quốc uy tín

Nhân sâm DAILY chúng tôi luôn cung cấp các sản phẩm chất lượng, nguồn gốc xuất xứ rõ ràng.
Chúng tôi cam kết sử dụng các sản phẩm chính hãng.
Achimmadang có lịch sử lâu đời. Được chế biến và nuôi trồng bằng các phương pháp hiện đại xen lẫn công thức y học gia truyền. Giúp mang đến những sản phẩm chất lượng nhất đến tay người tiêu dùng.
Nhân Sâm Hàn Quốc
Hiện tại có nhiều sản phẩm Sâm giả. Sâm kém chất lượng trên toàn quốc gây ảnh hưởng tới sức khỏe và tài chính của người tiêu dùng. Vì thế hãy nhanh tay đăng ký nhận tư vấn để được ưu đãi và sử dụng sản phẩm chất lượng nhất.
Liên hệ tư vấn miễn phí: 0703838146
Địa chỉ cửa hàng: 160/54 Phan Huy Ích, P12, Gò Vấp
Website: nhansamdaily

Facebook: @nhansamdaily

070.3838.146

Xem sản phẩm
 Nhắn tin
 070.3838.146