Ngày nay bệnh thấp khớp là một trong những bệnh phổ biến, tuy nhiên nhiều người vẫn chưa hiểu rõ về tình trạng bệnh lý, khiến căn bệnh ngày càng trở nên trầm trọng và khó chữa hơn. Hôm nay hãy cùng Nhân Sâm Daily tìm hiểu thêm về bệnh thấp khớp và các biện pháp phòng tránh căn bệnh này nhé !
1. Bệnh thấp khớp là gì ? Có thực sự nguy hiểm ?
Bệnh thấp khớp có tên tiếng anh là Rheumatoid Arthritis, đôi khi còn được coi là viêm thấp khớp. Bệnh ảnh hưởng đến các cơ bắp, xương khớp trong cơ thể. Thấp khớp liên quan rất nhiều đến hệ thống miễn dịch của cơ thể. Nó có thể bị gây ra khi hệ thống miễn dịch bị rối loạn chống lại chính các tế bào cơ thể.
Dựa vào tác động của bệnh, có thể xếp bệnh thấp khớp thành 2 loại:
- Bệnh thấp khớp gây ảnh hưởng tới khớp: Bao gồm các chứng bệnh như gout, lupus, viêm khớp dạng thấp, bệnh viêm đốt sống.
- Bệnh thấp khớp gây ảnh hưởng tới các mô mềm.
Dựa vào tình trạng, tính chất của bệnh, có thể xếp thấp khớp thành dạng cấp tính và mãn tính.
- Thấp khớp cấp tính do liên cầu khuẩn beta tan huyết nhóm A gây ra. Bệnh thường dẫn tới đa tổn thương tại nhiều bộ phận khác nhau như khớp, thận, da, thần kinh, tim…
- Thấp khớp mãn tính gây ra các cơn đau nhức, cứng khớp, khô khớp kéo dài dai dẳng và tái phát liên tục.
Bệnh thấp khớp nếu không được điều trị kịp thời sẽ dẫn đến những biến chứng nguy hiểm như: loãng xương, viêm đau khớp háng, nang dạng thấp, hội chứng ống cổ tay, khô mắt, bệnh tim mạch, nhiễm trùng… thậm chí là cả ung thư. Vì vậy, người bệnh cần phát hiện và điều trị sớm, tránh gặp phải những biến chứng nguy hiểm này.
2. Các dấu hiệu bệnh thấp khớp.
Bệnh nhân thấp khớp có thể cảm nhận ảnh hưởng của bệnh thông qua những dấu hiệu như:
- Các khớp cứng và khô. Triệu chứng này sẽ nặng hơn vào buổi sáng, đặc biệt khi mới ngủ dậy và sau khi vận động, lao động.
- Trường hợp nặng cứng khớp có thể diễn ra suốt cả ngày khiến người bệnh mệt mỏi, ủ rủ.
- Các khớp xương có thể sưng, cảm giác nóng, khớp yếu.
- Cơ thể mệt mỏi rã rời, người bệnh thường bị giảm cân, một số có thể sốt cao.
- Trường hợp không phát hiện sớm và điều trị bệnh kịp thời, đúng cách có thể xuất hiện biến dạng khớp.
Bệnh thấp khớp ban đầu sẽ có các triệu chứng xuất hiện trên khớp ngón tay ngón chân, sau khi bệnh trở nặng có thể lan sang đau nhức các khớp khuỷu tay, khuỷu vai, cổ,…
3. Nguyên nhân của bệnh thấp khớp
Thông thường nguyên nhân gây ra thấp khớp xuất phát từ các khớp xương và mô sụn bị tổn thương. Trong đó, những yếu tố gây nên tổn thương tại khớp gồm có:
- Viêm khớp: Những tổn thương do viêm khớp làm phá vỡ mô liên kết bền chặt giữa sụn và mô cơ.
- Tuổi tác: Khi con người ở độ tuổi nhất định, xương khớp sẽ bị lão hóa và dẫn đến những vấn đề như thấp khớp. Càng lớn tuổi thì nguy cơ bị thấp khớp càng cao do tình trạng thoái hóa khớp. Thống kê gần đây cho thấy có tới hơn một nửa số người mắc bệnh thấp khớp trong độ tuổi từ 60 trở lên.. Để duy trì sức khỏe xương khớp khi tuổi cao, người bệnh cần có một lối sống lành mạnh và chế độ ăn uống đầy đủ dinh dưỡng.
- Lao động: Những người thường xuyên lao động nặng nhọc, khuân vác nặng nhiều có nguy cơ mắc bệnh thấp khớp cao hơn người bình thường.
- Dị tật bẩm sinh: Nhiều người ngay từ khi sinh ra có cấu trúc xương khớp bất thường. Nên nguy cơ thấp khớp cũng cao hơn người bình thường. Nghiên cứu cho thấy rằng, nếu trong gia đình có ông bà hoặc cha mẹ mắc bệnh thấp khớp thì con cháu của họ cũng có nguy cơ cao mắc phải căn bệnh này.
- Thừa cân: Khi trọng lượng cơ thể lớn sẽ làm gia tăng áp lực lên khớp gối và hông. Từ đó, xương khớp dễ dàng bị tổn thương và gây ra bệnh thấp khớp.
- Chấn thương: Những chấn thương khi gặp tai nạn, chơi thể thao… cũng có thể là nguyên nhân gây ra bệnh thấp khớp khó ngờ.