Những loại ký sinh trùng phổ biến nhất ở Việt Nam đó là giun trong đường ruột. Hãy cùng tìm hiểu cách phòng và điều trị khi nhiễm những loài ký sinh trùng này.
Lưu ý: hình ảnh có thể gây khó chịu khi xem. Chúng tôi đã cố gắng lựa chọn hình ảnh giảm thiểu ám ảnh cho người xem.
-
Đặc điểm sinh học của giun trong đường ruột:
- Vị trí ký sinh:
Mỗi loại giun thường ký sinh ở một số cơ quan nhất định của cơ thể vật chủ.

- Ký sinh ở tá tràng: giun móc/ giun mỏ
- Ký sinh ở ruột non: giun đũa, sán dây lợn, sán dây bò trưởng thành
- Ký sinh ở ruột già, vùng manh tràng: giun tóc, giun kim.
- Đường xâm nhập của mầm bệnh:
Giun trong đường ruột là loài ký sinh xâm nhập vào cơ thể bằng đường tiêu hóa, qua da một cách chủ động hoặc thụ động.
- Qua đường tiêu hóa: xâm nhập thụ động qua đường ăn uống. Trứng giun đũa, giun kim, giun tóc có lẫn trong rau, nước lã, thức ăn bị ô nhiễm do gió bụi, ruồi muỗi,…
Xâm nhập chủ động trong trường hợp giun kim. Giun kim đẻ trứng vào ban đêm gây ngứa. Trẻ em khi gãi hậu môn, hoặc trứng giun kim rơi vãi ra quần, giường chiếu,… sau đó đưa từ tay vào miệng. Trứng giun kim thậm chí có trong bụi bay, nước, vật dụng trong nhà lâu ngày không vệ sinh.
- Xâm nhập vào cơ thể người một cách chủ động: Người bị nhiễm giun móc/ mỏ là do ấu trùng xuyên qua da của vật chủ.
- Đặc điểm sinh sản của giun trong đường ruột:
Các loại giun ký sinh trong đường ruột có hình thức sinh sản hữu tính, với số lượng lớn.
- Trong 1 ngày, một giun đũa cái đẻ tới 200.000 trứng
- Trong 1 ngày, một giun mỏ cái đẻ 5000-10.000 trứng
- Trong 1 ngày, một giun móc cái đẻ 10.000 – 25.000 trứng
- Trong 1 ngày, một giun tóc cái đẻ 2.000 trứng
- Trong 1 ngày, một giun kim cái đẻ 4000 – 16.000 trứng
Với đặc điểm sinh sản số lượng lớn và nhanh. Gây nên nhiều tác hại cho vật chủ.
-
Tác hại của việc nhiễm giun trong đường ruột:
2.1. Tác hại ngay tại vị trí ký sinh:
- Đối với giun đũa, do số lượng nhiều, sinh sản số lượng cực khủng nên dễ gây tắc ruột. Khi giun chui vào ống mật, ống tụy, ruột thừa gây viêm đường mật, túi mật cấp, áp xe đường mật, áp xe gan, viêm tụy cấp, viêm ruột thừa.
- Giun móc/ giun mỏ bám vào niêm mạc tá tràng gây viêm loét hành tá tràng
- Giun tóc kích thích các tổn thương ở ruột già, gây triệu chứng như lỵ, ngoài ra gây tổn thương niêm mạc đại tràng.
- Giun kim có triệu chứng dễ nhận thấy nhất là ngứa hậu môn vào buổi tối. Nhiễm giun kim gây đi phân lỏng, có lẫn máu và chất nhầy. Gây tình trạng chán ăn, buồn nôn, đau bụng gây suy dinh dưỡng ở vật chủ.
- Nhiễm giun thường gây ngứa ngáy, nổi mề đay, gân xanh, đau bụng, đi ngoài có máu, mệt mỏi,..
2.2. Tác hại về dinh dưỡng, sinh chất:
Nhiễm giun ký sinh trong đường ruột sẽ bị chiếm một phần chất dinh dưỡng của cơ thể, số lượng giun càng nhiều thì sinh chất và máu sẽ mất càng nhiều.
- Giun đũa là loại giun lớn ký sinh ở ruột chiếm thức ăn của cơ thể. Kết quả nghiên cứu cho thấy cứ 20 con giun đũa tiêu thị 2.8g glucid, 0.7g protid, vitamin A, D. Và nó tiết ra chất ức chế men pepsin,.. gây chán ăn, rối loạn tiêu hóa.
- Giun móc/mỏ sống ở vùng giàu mạch máu như ở phần đầu ruột non và hút máu. Giun tiết chất chống đông máu gây nên chảy máu cơ quan, gây thiếu máu cho cơ thể.
- Giun tóc hút máu vật chủ. Số lượng giun tóc nhiễm nhiều có thể gây thiếu máu kèm theo tiếng thổi của tim và phù nhẹ.
Xem thêm: Một số loại giun ký sinh trong đường ruột thường gặp nhất ở Việt Nam – Phần 2Xem thêm: chăm sóc người bệnh tiểu đường