0

Giỏ hàng

0
Subtotal:
No products in the cart.

Một số loại giun ký sinh trong đường ruột thường gặp nhất ở Việt Nam – Phần 2

Tiếp tục Một số loại giun trong đường ruột thường gặp nhất ở Việt Nam – Phần 1. Chúng ta cùng tiếp tục tìm hiểu tác hại của nhiễm giun ký sinh trong đường ruột.

2.3 Nhiễm độc:

Giun ký sinh trong đường ruột tiết ra các chất độc gây chán ăn, mất ngủ, gây viêm, phù nề, dị ứng, nhiễm độc tại chỗ hoặc toàn thân.

giun 11

2.4. Vận chuyển mầm bệnh:

Giun có thể mở đường cho mầm bệnh vào trong cơ thể. Các virut, vi khuẩn sẽ di chuyển từ các cơ quan này qua cơ quan khác theo đường đi của giun.

Ấu trùng giun móc xâm nhập qua da mang theo vi khuẩn gây viêm nhiễm tại chỗ hoặc di chuyển vào máu, các mô.

nhiễm giun ký sinh trong đường ruột

3. Các biện pháp phòng giun ký sinh trong đường ruột cụ thể:

  • Về phát triển kinh tế- xã hội: nâng cao đời sống vật chất, nâng cao dân trí bằng cách giáo dục thế hệ trẻ kĩ càng. Các vùng nông thông cần thường xuyên tuyên truyền nâng cao vệ sinh cá nhân và giữ gìn vệ sinh chung.
  • Về môi trường:

+  Sử dụng hố xí hợp vệ sinh. Thay thế loại nhà xí cũ thành hố xí tự hủy.

sử dụng loại hố vệ sinh mới

+ Quản lý phân vật nuôi, không phóng uế bữa bãi. Xử lý phân tốt, đảm bảo không còn mầm bệnh mới tưới cho cây trồng.

  • Có nhiều phương pháp ủ phân trước khi dùng tưới tiêu:

Ủ phân trước khi tưới tiêu

  • Ủ nguội

Với phân nhiều chất xơ nên dùng phương pháp ủ nguội: Rải một lớp phân 10 – 15 cm rắc một lớp lân hoặc vôi bột nén chặt đống phân rồi trát một lớp bùn dày 1 – 2cm chỉ chừa một lỗ ở đỉnh. Ủ 3- 4 tháng hoai là dùng được.

  • Ủ nóng

Với dạng phân ít chất xơ như phân lợn phân trâu bò nên ủ theo phương pháp ủ nóng: Trộn đều phân với lân hoặc vôi, vun thành đống cao 0,5 – 0,6 m to chừng 0,8 – 1m sau đó dùng xẻng nén phân và dùng rơm rạ phủ lên trên.

  • Phương pháp ủ chìm 

Chọn đất nơi cao ráo, đào hố ủ sâu: 1,0-1,5m, đường kính hố ủ: 1,5-3m (tuỳ lượng phân cần ủ). Đáy và phần chìm của hố ủ được lót bằng nilon hay lá chuối tươi để chống nước ngầm xâm nhập hoặc nước phân chảy đi, rồi tiến hành ủ phân chuồng(Phân bò ), phân bắc, phân xanh vào hố đã chuẩn bị.

  • Vệ sinh hằng ngày 

vệ sinh cá nhân phòng nhiễm giun ký sinh trong ruột

+ Đảm bảo ăn uống sạch sẽ. Thức ăn cần được nấu chín, bảo quản đúng cách và hợp vệ sinh. Đồ sống cần được rửa bằng nước muối trong ít nhất 10 phút. Hạn chế ăn đồ sống không qua chế biến như tiết canh, gỏi sống.

+ Tuyệt đối không dùng thịt nhiễm giun sán.

+ Không uống nước lã, nước ô nhiễm.

không ăn thịt nhiễm giun sán

không ăn cá nhiễm giun sán ký sinh trong đường ruột

 

+  Rửa tay trước khi ăn, đặc biệt là trẻ em.

+ Rửa tay sau khi đi đại tiện.

+ Không đi chân đất để tránh nhiễm giun móc/mỏ. Khi lao động ngoài ruộng, vườn nên mang ủng, bao tay và tránh xây xước ngoài da dễ bị nhiễm giun.

+ Diệt ruồi, gián, muỗi,.. Đậy thức ăn cẩn thận, bảo quản đúng cách.

+ Thường xuyên cắt móng tay, chân

+ Lau rửa, sát khuẩn các dụng cụ ăn uống, dụng cụ sử dụng hàng ngày như: remote, dụng cụ học tập, đồ chơi,…

+ Tắm rửa hàng ngày với xà phòng diệt khuẩn, giặt và phơi quần áo ngoài nắng

+ Lau dọn vệ sinh nhà ở, phát quang bụi rậm, tránh nước tù đọng

+ Đề phòng nhiễm giun từ vật nuôi như chó mèo.

+ Dùng thuốc trị giun định kỳ 6 tháng 1 lần.

Các bệnh giun ký sinh trong đường ruột có tác hại rất lớn. Cần giáo dục, tuyên truyền nhiều hơn để người dân hiểu và phòng tránh nhiễm giun ký sinh trong đường ruột.

Tham khảo: Giáo trình môn Vi sinh ký sinh trường Cao đẳng dược Sài Gòn.

070.3838.146

Xem sản phẩm
 Nhắn tin
 070.3838.146